Hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả từ A-Z

Nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng đòi hỏi kỹ thuật và kiến thức chuyên sâu để đạt được hiệu quả. Nếu bà con là người mới trong ngành nuôi tôm, Quốc Tòng sẽ hướng dẫn giúp bà con tối ưu hóa quy trình nuôi và gia tăng năng suất.

Tổng quan về môi trường sống của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là một loài tôm có tính thích nghi cao. Chúng có thể sống trong môi trường tự nhiên có độ sâu từ 0 – 72m dưới đáy biển và thích nghi với độ mặn từ 0.5 đến 35 ppt (parts per thousand). Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng yêu cầu nước có nhiệt độ 6 – 40 độ C (tối đa 43.5 độ C) và khả năng sống trong môi trường nhiệt độ thấp của chúng khá là kém.

Môi trường sống của tôm thẻ chân trắng cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sinh thái như chất lượng nước, dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm, v.v. Nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần được xử lý đúng cách để đảm bảo độ sạch và an toàn.

Việc kiểm soát nồng độ oxy hòa tan, độ pH và nhiệt độ của nước là rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, cần kiểm soát nồng độ muối, tạp chất và các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng cần một môi trường sống đặc biệt để phát triển tốt nhất. Ảnh: Internet

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao

1. Cải tạo ao và bón phân

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, việc cải tạo ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống của tôm. Các nhà nông nên thường xuyên vệ sinh ao nuôi, tháo cạn nước, phơi ao từ 10 – 15 ngày sau đó cho nước ngập ao khoảng 20cm để diệt tạp và tiêu độc ao bằng vôi sống hoặc chlorine từ 3 – 6 ngày.

Tiếp theo tháo cạn nước trong ao rồi bơm nước sạch vào, sau đó rửa ao 3 lần, cuối cùng bơm nước vào đầy ao nuôi sâu khoảng 2m. Bên cạnh đó, bón phân đạm và phân lân theo tỷ lệ 1/9, lượng bón 1,5kg/ha để tạo màu cho ao nuôi và gây nuôi sinh vật thức ăn ban đầu cho tôm. Độ trong nên được điều tiết vào khoảng trên dưới 40cm.

2. Thả tôm giống

Việc chọn tôm giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài 1cm rất quan trọng để đảm bảo chất lượng giống tôm. Mật độ thả giống nên là 15.000 con/ha và thời gian thả tôm giống vào buổi chiều, khi nhiệt độ trong ao mát. Nhà nông nên đứng ở đầu hướng gió và thả tôm giống nhẹ nhàng xuống ao nuôi.

3. Quản lý ao nuôi hàng ngày

Kiểm tra chất lượng nước: Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, nhà nông cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi tôm, điều tiết độ trong trên dưới 40cm, độ mặn từ 10 – 25% và giữ độ trong từ 40 – 60cm.

Cho ăn: Cho ăn thức ăn dạng viên 2 – 4 lần/ngày, ban ngày 30% lượng thức ăn, ban đêm 70% lượng thức ăn. Mức cho ăn trước lúc tôm đạt cỡ 10g/con là 6,4% thể trọng tôm, tôm đạt cỡ 15g/con là 4,6% thể trọng tôm, tôm đạt cỡ 20g/con là 3,2% thể trọng tôm.

Một lưu ý quan trọng trong việc quản lý ao nuôi tôm là cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm bằng cách đặt máy quạt nước trong các ao nuôi (trừ ao nuôi bán thâm canh). Máy quạt nước có tác dụng đảo đều nước và tạo thành dòng chảy tuần hoàn, giúp gom sạch chất thải và tạo môi trường nước sạch cho tôm phát triển và đạt được hiệu suất nuôi tốt.

Người nuôi nên cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm bằng cách đặt máy quạt nước trong các ao nuôi

Qua bài viết này, hy vọng rằng những hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng trên sẽ giúp bà con nâng cao kiến thức và kỹ năng nuôi tôm. Điều quan trọng là duy trì môi trường nuôi ổn định, quản lý tốt chất lượng nước và dinh dưỡng để đạt được hiệu quả cao nhất.  Để hoạt động chăn nuôi trở nên tiện lợi hơn bà con có thể tham khảo máy cho tôm ăn tự động hóa cực kì bền bỉ và năng suất.

Nếu bà con có thắc mắc nào, hãy liên hệ qua số 0948222727 để giải đáp trực tiếp.

Tham khảo thêm:

=> Hướng dẫn cách nuôi tôm hùm hiệu quả và bền vững

=> Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *